
English Certificate (chứng chỉ tiếng Anh) là văn bản chính thức xác nhận trình độ sử dụng tiếng Anh do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp. Trình độ ngoại ngữ của bạn (bao gồm kỹ năng nghe, nói, đọc, viết) sẽ được đánh giá thông qua một kỳ thi, và kết quả thi sẽ được quy đổi ra chứng chỉ tiếng Anh.
Chứng chỉ tiếng Anh thường dùng để chứng minh trình độ ngoại ngữ của một người khi cần ứng tuyển việc làm, đi du học hoặc một số mục đích khác.
Mỗi loại sẽ có thời hạn sử dụng, giá trị và khả năng ứng dụng khác nhau tùy theo quy định của các cơ quan, tổ chức.
Ở Việt Nam, có nhiều loại chứng chỉ tiếng Anh khác nhau được sử dụng để đánh giá trình độ ngoại ngữ của người học, bao gồm các chứng chỉ tiếng Anh trong nước và quốc tế.
• Chứng chỉ tiếng Anh trong nước: được tổ chức thi và cấp bằng tại Việt Nam.
Các chứng chỉ này chỉ có giá trị sử dụng trong nước như chứng chỉ A, B, C cũ (hiện không còn sử dụng); và Khung năng lực ngoại ngữ 6 Bậc (hay còn gọi là VSTEP).
• Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: được tổ chức thi và cấp từ những đơn vị ủy quyền của các tổ chức uy tín trên toàn thế giới, chẳng hạn như ETS, Cambridge hay British Council.
Ví dụ: CEFR, Cambridge, TOEIC, TOEFL, IELTS, APTIS, SAT, TESOL, PTE…
1. VSTEP – Chứng chỉ tiếng Anh theo KNLNN 6 bậc của Việt Nam
VSTEP (Vietnamese Standardized Test of English Proficiency) là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ (KNLNN) 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Chứng chỉ VSTEP dùng để đánh giá năng lực và cấp chứng chỉ Anh văn cho người Việt, áp dụng cho nhiều đối tượng: công chức, viên chức, giáo viên, sinh viên, thạc sĩ, tiến sĩ…
6 bậc của VSTEP tương đương trình độ từ A1 đến C2 của Khung năng lực tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu CEFR. Giá trị tăng dần từ bậc 1 đến bậc 6 và được quy đổi cụ thể như sau:
2. Chứng chỉ CEFR
CEFR (Common European Framework of Reference for Languages) là chứng chỉ tiếng Anh dựa trên khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của châu Âu.
CEFR sẽ dùng một bài thi chung để đánh giá năng lực cả 6 trình độ. Thí sinh đạt điểm tương ứng với trình độ nào sẽ được công nhận và cấp chứng chỉ CEFR tương đương theo bậc ngoại ngữ đó.
CEFR hiện được áp dụng cho các sinh viên đại học chính quy để đạt yêu cầu tốt nghiệp. Ưu điểm của CEFR là bài thi được thi online trên máy thông qua hệ thống thi trực tiếp của Bright online LLC Academy, thuận tiện cho thí sinh đăng ký và tham gia thi.
Ngoài ra, CEFR có thể quy đổi sang các khung ngoại ngữ khác (như VSTEP) và được chấp nhận cho nhiều mục đích, đối tượng.
3. Chứng chỉ tiếng Anh IELTS
Chứng chỉ IELTS (The International English Language Testing System – Hệ thống kiểm tra Anh ngữ quốc tế) được xem là một trong các chứng chỉ tiếng Anh được công nhận phổ biến nhất hiện nay.
IELTS là chứng chỉ quan trọng dành cho những ai muốn đi du học, làm việc lâu năm hoặc định cư ở các quốc gia sử dụng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ như Anh, Mỹ, Canada, Úc, New Zealand…
IELTS có giá trị tại nhiều trường học và tổ chức trên thế giới. Tại Việt Nam, nhiều trường đại học đã cho phép quy đổi điểm IELTS thành điểm thi tiếng Anh trong kỳ thi năng lực quốc gia, hoặc quy đổi thành điểm học phần tiếng Anh theo chương trình học tương ứng của trường.
Bài thi IELTS được thiết kế để đánh giá toàn diện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; có hai dạng bài thi là Academic (học thuật) và General (Tổng quát chung).
Điểm thi được tính trên thang điểm từ 1 đến 9, được phân loại như sau:
4. Chứng chỉ tiếng Anh TOEIC
TOEIC (The Test of English for International Communication) là bài thi đánh giá tiếng Anh tiêu chuẩn dành cho người đi làm, thường được dùng để tuyển nhân sự ở nhiều doanh nghiệp.
Có thể quy đổi TOEIC sang VSTEP, CERF. Một số trường đại học cũng dùng TOEIC để đánh giá và cấp chứng chỉ ngoại ngữ đầu ra cho sinh viên.
Nội dung thi TOEIC gồm hai bài chính: kiểm tra kỹ năng tiếp thu (đọc, nghe) và kỹ năng sử dụng (nói, viết). Học viên có thể chọn thi cả hai hoặc một trong hai theo nhu cầu.
Thang điểm TOEIC được phân chia như sau:
• TOEIC 100 – 300: tiếng Anh cơ bản
• TOEIC 300 – 450: mức độ trung bình
• TOEIC 450 – 650: mức khá
• TOEIC 650 – 850: giao tiếp tốt
• TOEIC 850 – 990: gần như người bản ngữ
5. Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL
TOEFL (Test of English as a Foreign Language) là bài kiểm tra trình độ tiếng Anh của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ, được thiết kế nhằm đánh giá khả năng sử dụng và hiểu tiếng Anh trong môi trường học thuật.
TOEFL thường được các trường đại học, cao đẳng quốc tế sử dụng để tuyển sinh, phù hợp cho các sinh viên ứng tuyển du học và phát triển về học thuật.
Ngoài ra, TOEFL cũng được một số tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam sử dụng tương ứng với VSTEP và CERF.
TOEFL có nhiều dạng bài thi như:
• TOEFL iBT
• TOEFL PBT
• TOEFL ITP
• TOEFL Primary
• TOEFL Junior
6. ESOL – Hệ thống chứng chỉ tiếng Anh Cambridge
ESOL – Hệ thống chứng chỉ tiếng Anh Cambridge là chứng chỉ được phát triển và quản lý bởi Đại học Cambridge, gồm các bài thi đánh giá trình độ tiếng Anh học viên theo nhiều khía cạnh và cấp độ khác nhau.
Chứng chỉ Cambridge thường được dùng cho học sinh, sinh viên và người đi làm. Tại Việt Nam, chứng chỉ Cambridge có thể quy đổi tương đương sang VSTEP, CEFR… hoặc thay thế cho VSTEP trong một số trường hợp đặc biệt.
Chứng chỉ Cambridge được chia thành nhiều cấp độ:
• YLE dành cho trẻ em gồm 3 bài thi: Starters, Movers và Flyers
• Bằng tiếng Anh tổng quát tương đương CEFR gồm: KET (A2), PET (B1), FCE (B2), CAE (C1) và CPE (C2).
7. Chứng chỉ PTE
Chứng chỉ PTE (Pearson Test of English) là tiêu chuẩn đánh giá trình độ tiếng Anh được chấp nhận ở nhiều nước trên thế giới cho nhiều mục đích như học tập, công việc và di cư. Dù có thể sử dụng song song và thay thế cho IELTS hay TOEFL, nhưng PTE Academic ít phổ biến hơn.
PTE có ba phiên bản tùy theo mục đích:
• PTE General: Dành cho những ai muốn học, làm việc và di cư.
• PTE Academic: Dành cho học viên theo học ở trình độ đại học hoặc các khóa đào tạo chuyên sâu.
• PTE Young Learners: Dành cho học sinh tiểu học và trung học để sử dụng tiếng Anh trong quá trình học.
8. Chứng chỉ năng lực ngoại ngữ APTIS
APTIS là chứng chỉ đánh giá trình độ tiếng Anh linh hoạt được phát triển bởi Hội đồng Anh (British Council). Bài thi APTIS có hình thức linh hoạt, khả năng ứng dụng cao và có giá trị vĩnh viễn.
APTIS có thể quy đổi trực tiếp sang CEFR để xác định trình độ từ A1 đến C. Tại Việt Nam, APTIS đang dần phổ biến, được dùng chủ yếu cho học sinh, sinh viên để xét chuẩn đầu ra ở một số trường đại học.
9. Chứng chỉ SAT
SAT (Scholastic Aptitude Test) là chứng chỉ tiêu chuẩn để tuyển sinh của nhiều trường Cao đẳng và Đại học ở Mỹ.
SAT thường dùng để xác định trình độ của học sinh khi tham gia vào chương trình giáo dục tại Mỹ, giúp các trường có tiêu chí chuẩn để tuyển sinh.
Về cơ bản, kỳ thi SAT có hai phiên bản:
• SAT I (SAT Reasoning): Là yêu cầu để xét tuyển vào nhiều trường Đại học tại Mỹ.
• SAT II (SAT Subject Test): Dùng để đánh giá kiến thức chi tiết của học sinh trong một lĩnh vực hoặc môn học nhất định.
10. Chứng chỉ giảng dạy TESOL
TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages) là bằng cấp chuyên nghiệp dành cho những ai muốn giảng dạy tiếng Anh cho người nói ngôn ngữ khác, được sử dụng rộng rãi trên 80 quốc gia.